SEO onpage

Với một người làm SEO cần phải nắm bắt được kiến thức cơ bản về cái yếu tố để đưa website lên công cụ tìm kiếm. Hôm nay Webs sẽ giới thiệu cho các bạn về tầm quan trọng của SEO Onpage ảnh hưởng tới việc hiện thị trên các website.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là việc tối ưu hoá tất cả các yếu tố trên trang web của bạn bao gồm: tốc độ tải trang, mật độ từ khoá, nội dung…để cải thiẹn xếp hạng và khả năng hiện thị trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

Phân biệt giữa SEO Onpage và SEO Offpage

SEO onpage và SEO offpage chắc hẳn là hai thuật ngữ mà bạn đã gặp phải nhiều lần khi làm SEO.

Vậy điểm khác nhau giữa hai yếu tố này là gì?

SEO onpage: Đề cập đến các hành động của bạn trên website như việc tối ưu hoá nội dung, xây dựng link nội bộ để tăng thứ hạng tìm kiếm website.

SEO offpage: Là việc thứ hiện các công việc bên ngoài trang web như xây dựng hệ thống backlink, outboutlink từ các trang web khác để gia tăng thứ hạng tìm kiếm trên website.

Muốn Google đánh giá cao website của bạn đòi hỏi việc hiện tối ưu hoá bên trong lẫn ngoài trang web phải có hệ thông.

Tại sao cần tối ưu hoá bên trong website?

SEO onpage giúp lượng tìm kiếm và lưu lượng truy cập vào website của bạn tăng cao, từ đó có nhiều lượt chuyển đổi với khách hàng mục tiêu.

Việc tối ưu hoá trên trang cần rất nhiều thời gian và có một chiến lược phù hợp để Google có thể xác định được tín hiệu và đánh giá cao trang website của bạn. Điều này sẽ làm cho thứ hạng và doanh số bán hàng tăng mạnh.

Các yếu tố ảnh hưởng tới SEO Onpage

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng trên trang web sẽ giúp chúng ta biết tối ưu hoá các vị trí đúng lúc. Sau đây là các yếu tố chính cần biết để xử lý SEO onpage tốt hơn.

URL

Là đường dẫn cho trang web bao gồm các mô tả về chủ để của wbsite bao gồm từ khoá chính của bài viết thay vì một chuỗi là khó hiểu.

VD: Bạn đang viết bài post SEO liên quan đến tối ưu website thì URL của bạn thường có cấu trúc sau: yoursite.vn/catalouge/seo-website

Title tag

Để hiển thị trang web của bạn trong kết quả của công cụ tìm kiếm, Google phải nhận biết được chủ điểm website đang nói về gì. Vì vậy, việc sử dụng thẻ tiêu đề sẽ giúp Bot của công cụ tìm kiếm dễ hiểu hơn.

Để title tag được tối ưu tốt nhất bạn cần giới hạn nội dung trong khoảng từ 40 – 55 ký tự để hạn chết việc bị cắt khỏi kế quả tìm kiếm.

Heading Tag

Sử dụng thẻ tiêu đề sẽ giúp bạn phân chia rõ nội dùng và làm cho nội dung đó trở nên dễ theo dõi và dễ đọc hơn với người dùng. Bạn có thể thêm các từ khoá biến thể để bài viết trở nên tự nhiên và đồng thời cung cấp nhiều thông tin liên quan cho công cụ tìm kiếm.

Meta description

Thẻ mô tả meta sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến việc tối ưu của bạn. Tuy nhiên, đây là một tính năng quan trọng giúp người dùng hiểu hơn về trang webste của bạn.

Meta Description bao gồm từ khó cốt lõi và nội dung liên quan trong bài. Để việc tối ưu được tốt nhất, thẻ mô tả phải dài khoảng 160 ký tự.

Alt Tags

Các công cụ tìm kiếm không thể nhìn hiểu được một bước ảnh nói gì, vì vậy chúng phụ thuộc vào thuộc tính alt để google đọc nội dung.

Ví dụ, nếu bạn có một bức ảnh đang nói về một cầu thủ bóng đá thì alt tags của bạn có thể ghi là “cầu thủ bóng đá”. Việc sử dụng thẻ alt cho tất cả các ảnh cũng giúp Google hiểu được nội dung của bài.

Keywords

Từ khóa là những gì trong một câu, một đoạn, một văn bản, mang một ý nghĩa quan trọng hoặc có mục đích nhấn mạnh theo ý của người viết. Từ khóa đã được sử dụng rộng rãi như là một thuật ngữ internet chỉ việc xác định những từ ngữ chính để thể hiện sản phẩm, dịch vụ, thông tin mà chủ website hướng đến cũng như người dùng internet hay dùng để tìm kiếm thông tin liên quan, quan trọng.Ngay cả những trang thường không được tối ưu hóa, chẳng hạn như trang “liên hệ”, vẫn được Google đánh giá. Việc sử dụng keywords giúp Google hiểu toàn bộ nội dung của bài viết đang nói về nội dung gì. Bạn nên nghiên cứu và lập kế hoạch các từ khóa cho từng trang trên website của bạn. Có nhiều các công cụ như Keywordtool.io hay Semrush sẽ giúp bạn hiểu nội hàm từ khóa mà người tìm kiếm có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Để tìm kiếm từ khoá chất lượng thì bạn cần xem xét các số liệu bao gồm: lượng tìm kiếm hàng tháng và mức độ cạnh tranh, xác định từ khoá dịch vụ hay thông tin để xác định bộ từ khoá mang lại giá trị hữu ích.Đa phần, các doanh nghiệp nhỏ sẽ tập trung vào các từ khóa dài và ít cạnh tranh. Vì từ khóa đuôi dài thường có lượng tìm kiếm hàng tháng thấp hơn, nhưng lại có độ cạnh tranh thấp. Các từ khoá dài, từ khoá ngách cũng thường mô tả nội dung rõ dàng hơn nên dễ triển khai viết bài. Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm từ khoá ngách, “báo giá dịch vụ SEO từ khoá”, thì sẽ dễ xác định hơn từ khó “SEO từ khoá”. Keyword dài trong trường hợp này cũng thể hiện rằng bạn đang muốn tìm đơn vị để SEO cung cấp dịch vụ thay vì tìm kiếm thông tin.

Content

Nội dung là thứ bạn cung cấp cho người dùng để thu hút họ truy cập vào website của bạn. Vì vậy, nó đóng vai trò cốt lõi khi thực hiện Onpage.

Bất kỳ bài viết nào trên website đều điều hướng người dùng để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Vì vậy, muốn nó hiện thị tới người dùng thì bạn cần tối ưu còntent để giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu và xếp hạng website của bạn.

Việc tối ưu hoá content cần xoay quanh các vấn đề sau đây:

  • Sử dụng từ khoá cho tiêu đề và các đoạn văn
  • Các nội dung được chia nhỏ dễ đọc
  • Sử dụng hình ảnh để minh hoạ
  • Đảm bảo nội dung đúng chính tả và ngữ pháp
  • Nội dung cần dẫn chứng để tăng độ uy tín
  • Ngoài ra, bạn cần thường xuyên cập nhật các nội dung mới để trong các bài page hay post để Google nhận tín hiệu rằng bạn đang hoạt động chăm chỉ.
  • Xử lý các nội dung trùng lặp để cải thiện SEO Nội dung trùng lặp chính là những phần tương tự giống nhau trên nhiều post hay page trên trang web của bạn. Việc này sẽ dần đến 2 vấn đề sau đây: Google không biết nên xếp hạng trang nào: Khi nhiều trang của website chứa quá nhiều thông tin giống nhau, các công cụ tìm kiếm sẽ không thể nhận ra trang nào cần xếp hạng.khiến khách truy cập trang web bối rối: Khi khách hàng gặp phải nội dung trùng lặp trên trang web của bạn, điều đó có thể khiến họ có thể không biết phải làm gì tiếp theo. Do đó, khách hàng có thể ngừng truy tập website. Nội dung trùng lặp sẽ cản trở kênh nội dung của bạn và ngăn khán giả thực hiện hành động.

Page Speech

Với mức độ chú ý thấp thì thông thường 50% người dùng sẽ rời một trang nếu mất hơn ba giây để tải. Bởi vì mọi người muốn thông tin ngay lập tức. Do đó, tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng của các công cụ tìm kiếm như Google. Bạn có thể kiểm soát tốc độ website và các trang bên trong bằng cách tối ưu hóa tốc độ trang của mình. Điều này khiến website của bạn tải nhanh hơn và làm tăng trải nghiệm của người dùng, từ đó có thể xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.Bạn có thể sử dụng PageSpeed Insights để kiểm tra tốc độ của bạn. Nó sẽ cung cấp các đề xuất tùy chỉnh để tăng tốc độ website. Một số cách để tăng tốc độ trang phổ biến như tăng giảm lưu lượng các bài viết bằng cách nén ảnh hay loại bỏ mã trong không cần thiết…

Internal link 

Liên kết nội bộ thường bị bỏ qua khi nói đến SEO onpage. Tuy nhiên, khi website của bạn có sự phát triển thì yếu tố liên kết nội bộ cực kỳ quan trọng. Vì việc liên kế sẽ giúp Google thu thập trung tin tốt hơn, khi các chủ điểm sẽ được kết nối lại với nhau giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung website.

Đó là bởi vì liên kết nội bộ giúp trình thu thập thông tin khám phá trang web của bạn, khám phá nội dung mới và hiểu ngữ cảnh của các trang khác nhau.Việc có ít hoặc không có liên kết nội bộ trên website cũng tác động tới người truy cập. Sự liên kết bị đứt gãy, họ sẽ rời ngay website nếu không còn giá trị.  Điều này dẫn tới việc chuyển đổi khách hàng của website bị kém đi. Cách sử dụng Internal Link trên websiteThêm liên kết đến nội dung hiện có với các trang hoặc các bài đăng liên quan. Mặc dù có nhiều chiến lược để liên kết nội bộ nhưng bạn cần đảm bảo rằng bài viết nên có ít nhất 2 liên kết nội bộ để SEO tốt hơn. Trong trường hợp bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm trang liên kết, thay vì ép vào nội dung không liên quan thì hãy xem xét tạo ra nội dung mới.

Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn công cụ liên kết nội bộ miễn phí là Screaming Frog

Image

Hình ảnh quan trọng đối với SEO và người dùng, nó giúp bạn có thể chia nhỏ được nội dung của mình. Bên cạnh đó, hình ảnh sẽ minh hoạ ngữ cảnh, quy trình, biểu đồ, bản đồ mà việc viết khó có thể giải thích. Hình ảnh có thể sử dụng từ bất cứ nguồn nào.Khi tải hình ảnh lên webiste, hãy nhớ nén hình ảnh tránh để dung lượng cao. Các lại content đa dạng có thể làm chậm tốc độ trang có thể gây ảnh hưởng đến thứ hạng trang web. Ngoài ra, cần bổ sung văn bản thay thế (alt tags)để giúp website của bạn dễ truy cập hơn và có thể giúp xếp hạng trong Google Hình ảnh.

Mobile-friendliness

Website thân thiện với thiết bị di động là điều cần thiết vì hơn 50% lưu lượng truy cập Internet đến từ thiết bị điện thoại, máy tính bảng. Nếu những người sự dụng smartphone hay máy tính bảng không thể truy cập website của bạn hoặc trải nghiệm không tốt thì thứ hạng của bạn trong kết quả tìm kiếm sẽ giảm xuống.Các công cụ tìm kiếm như Google  cũng sử dụng tính thân thiện với thiết bị di động hoặc khả năng phản hồi làm yếu tố xếp hạng Website. Điều này có nghĩa là, nếu trang web không được tối ưu hóa cho người dùng di động thì bạn đang mất các khách hàng tiềm năng và doanh thu từ đó. Khả năng tương thích với thiết bị di động không còn là yếu tốt gợi ý mà nó trở thành yêu cầu nếu bạn muốn xếp hạng cao từ khoá. Bởi vì Google xem xét tính thân thiện với thiết bị di động để xếp hạng trang web của bạn. Nếu khả năng tương thích thấp thì xếp hạng website sẽ luôn thấp cho dù các yếu tố khác có cao. SEO onpage thân thiện với thiết bị di động thường tập trung vào việc phát triển một website đáp ứng với yêu cầu của Google. Khi đó, website này sẽ dễ dàng cập nhập và thêm các nội dung mới.

Cách đánh giá tối ưu hoá onpage

Khi bạn đã có kiến thức về tối ưu hoá Onpage, bạn có thể đánh giá hiệu suất website của mình. Chúng ta có thể sử dụng một công cụ để kiểm tra để kiểm tra website hoặc xem từng trang riêng biệt theo cách thủ công. Nếu không muốn sử dụng công cụ đo lường, bạn có thể sử dụng các tiêu chí sau làm cơ sở để SEO onpage.

  • Từ khoá có được sử dụng cho tất cả các page và post? Những từ khóa này đã được cung cấp khách truy cập? Nếu chưa có, tại sao bạn vẫn sử dụng các từ khóa này?
  • Bạn có đang sử dụng liên kết nội bộ giữa các bài viết với nhau hay không? Vì đây là một cách để điều hướng khách sang các trang khác chỉ bằng một và cú nhấp chuột.
  • Tốc độ tải trang của website như thế nào? Hoặc một số trang mất nhiều thời gian tải hơn? Bạn hãy tìm kiếm vấn đề và giải quyết ngay lập tức vì chỉ cần một trang web tải chậm thì cả khách hàng bot Google đều không thích điều đó.
  • Kiểm tra xem website của bạn có nội dung mới mẻ nào không? Sau một thời gian xem phải kiểm tra lại có điều gì thay đổi hay còn liên kết với nhau được không.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top